Những Điều Bạn Cần Biết Về A/B Testing

Bất kể trong cuộc sống đời hay trong kinh doanh thì mỗi việc xảy ra chúng ta đều có nhiều phương án lựa chọn. Và các bạn chắc chắn lựa chọn nào là chính xác và hiệu quả nhất, đặc biệt là trong kinh doanh. Để có được lựa chọn đó bạn hãy thực hiện thử nghiệm và điều đó được gọi là A/B testing. Bạn đã biết gì về A/B testing chưa? Nếu chưa thì hãy xem bài viết này nhé.

1. A/B testing là gì?

A/B testing là một quy trình mà trong đó hai lựa chọn sẽ được cùng so sánh trong một tình huống mà đã được bạn được xác định và qua đó xem lựa chọn nào sẽ mang lại hiệu quả hơn. Lựa chọn được nhắc đến ở đây có thể là 2 banner, 2 mẫu quảng cáo hay 2 website chẳng hạn.

Đối với mỗi sự lựa chọn đều có các tiêu chí để đánh giá. Ví dụ như đối với banner và số lượt click của khách hàng hay trang website là số lượt truy cập hay mua hàng. Tỉ lệ khách hàng thực hiện các hành động đó được gọi là conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi).

Và việc đo lường và đánh giá 2 phiên bản A và B cũng chính là việc đo lường và đánh giá conversion rate của tiến trình đang thực hiện.

Hình ảnh minh họa về A/B testing
Hình ảnh minh họa về A/B testing

2. Quy trình A/B testing


Để thực hiện một quy trình A/B testing hay bất cứ một việc nào khác thì bạn cần phải thực hiện đúng quy trình cơ bản và cần thiết để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

a/ Đặt câu hỏi:

Câu hỏi ở đây chính là mục tiêu bạn cần đạt trong quy trình A/B testing này. Ví dụ bạn cần đặt câu hỏi 'Số lượt khách hàng click vào banner ?' cho trường hợp bạn A/B testing banner. Bạn cần xác định chính xác và đưa cho mình một câu hỏi hợp lý.

b/ Nghiên cứu tổng quan:

Cần phải hiểu và nắm được hành vi của các khách hàng khi họ thực hiện các conversion bằng các công cụ đo lường cho từng kênh, cho website thì có thể là Google Analytics, cho Email thì có thể là các email client, social thì là social listening tools.

c/ Đặt ra một giả thuyết:

Với câu hỏi được bạn đặt ra ở trên thì bạn hãy từ câu hỏi đó mà đưa ra cho mình các giả thuyết những gì biết về hành vi của khách hàng khi thực hiện conversion. Chẳng hạn như 'Banner với hình ảnh một cô gái xinh đẹp sẽ có CTR cao hơn' là những ví dụ về các giả thuyết cho các câu hỏi được nêu trên.

d/ Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test:

Tiếp theo ở đây bạn cần xác định mẫu thử. Hãy cho mình một con số cụ thể và hợp lý để có thể thu về kết quả tốt nhất. Số lượng mẫu quá ít thì bạn sẽ không thể thấy được sự khác biệt của 2 lựa chọn, còn nếu mẫu quá lớn thì bạn sẽ bị mất khá nhiều thời gian và chi phí. Ngoài mẫu thì vấn đề thời gian bạn cũng cần phải đáng lưu tâm, chọn một thời gian đúng đắn để tránh sự các yếu tố bên ngoài nhất thời ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng.

e/ Tiến hành test:

Đến bước này thì bạn hãy thực hiện tiến hành các lựa chọn với lượng mẫu và thời gian mà bạn đã xác định ở trên. Bạn sẽ được đo lường về conversion rate của các lựa chọn và bắt đầu so sánh chúng.

f/ Thu thập thông tin và tiến hành phân tích:

Nếu sau quá trình A/B testing và bạn thấy được rằng sẽ có một sự lựa chọn mang lại conversion rate cao hơn thì chắc chắn đó là lựa chọn hiệu quả hơn. Nhưng nếu conversion rate không thay đổi thì tức là giả thuyết để giải quyết vấn đề của bạn không đúng. Lúc này cần quay lại bước thứ 3 và tìm một giả thuyết mới để tiếp tục.

Hình ảnh minh họa về kết quả lựa chọn
Hình ảnh minh họa về kết quả lựa chọn


g/ Cung cấp kết quả cho tất cả các bên liên quan:

Gửi các thông tin và tìm được sau quá trình thử nghiệm cho các bộ phận liên quan (lập trình, thiết kế UI/UX, team tối ưu hóa, v.v…). Và đến bước này thì bạn đã có cho mình một sự lựa chọn hiệu quả để phục vụ cho các chiến dịch và mục tiêu của bạn

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Bài tiếp
« Prev Post
Bài sau
Next Post »