Cách Xây Dựng Liên Kết Nội Bộ Đạt Hiệu Quả

Cách Xây Dựng Liên Kết Nội Bộ Đạt Hiệu Quả

Xây dựng liên kết nội bộ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình SEO và xây dựng website. Nó là 1 yếu tố cơ bản và mang tính quyết định sự thành công của chiến lược SEO mà bạn đang thực hiện. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

1. Liên kết nội bộ là gì?

Liên kết nội bộ là quá trình kết nối 1 bài viết hay với 1 trang trang hay 1 bài viết khác trong cùng một trang website với những nội dung liên quan  thống nhất với nhau

2. Vai trò của liên kết nội bộ

Việc xây dựng liên kết nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tối ưu seo onpage cho một website bất kì để bạn có thể tạo được sự liên kết chặt chẽ qua lại giữa các trang trong cùng 1 website, và điều hướng người đọc ở lại website của bạn lâu hơn cũng như giúp cho các Bots của Google có thể hiểu được và tiến hình quét thông tin trên website của bạn dễ dàng và nhanh chóng hơn. Điều này sẽ giúp cho website hay bài viết của bạn dễ lên top hơn

3.Các mô hình xây dựng liên kết nội bộ hiện nay

3.1 Mô hình bánh xe (Link Wheel)

Liên kết bánh xe là liên kết các Site với nhau theo vòng tròn khép kín, trong đó, có một Site chính và các site vệ tinh quây quanh nó, đều trỏ về site chính (như hình). Cách xây dựng mô hình này khá đơn giản ta chỉ việc đi Link từ những Site khác trỏ về Site chính có nội dung liên quan là được.

  Ưu điểm mô hình Bánh Xe:
- Dễ xây dựng, có thể dễ dàng trỏ liên kết từ site vệ tinh về site chính
- Thời gian xây dựng ngắn.
- Site chính sẽ nhận được nhiều liên kết từ các site khác trỏ về. Do đó từ khóa sẽ nhanh lên top.
 Nhược điểm mô hình Bánh Xe:
- Dễ bị Google chú ý: Do được nhiều Site khác trỏ một các nhiều và dễ dàng, Website tăng lượng liên kết nhiều dễ bị Google chú ý và sẽ theo dõi nghiêm ngặt hơn.
- Dễ bị phạt khi đi Link không hiệu quả.

3.2 Mô hình kim tự tháp(Link Pyramid)

Liên kết Liên kết Pyramid ( Liên kết kim tự tháp) là mô hình liên kết Website theo dạng nhiều tầng. Có thể là 3 tầng hoặc 4 tầng. Thông thường thì sẽ là 4 tầng. Các Link liên kết ở phía dưới sẽ góp phần trỏ về các Link liên kết ở phía trên. Cứ như thế, tầng trên cùng sẽ là 01 Site chính mà chúng ta muốn tập trung SEO, đó là Site mà chúng ta đầu tư chăm sóc kỹ.


* Cách xây dựng mô hình này khá phức tạp, cần phải xây dựng hệ thống Site từ tầng 04 đến tầng 01.
Tầng 1: Đây là Website chính của chúng ta, là Website ta đầu tư kỹ lưỡng nhất. Nhận được liên kết chất lượng và bền vững từ tầng 2 trỏ về.
Tầng 2: Là tầng quan trọng chỉ sau tuần 01, thường là các trang Blog vệ tinh, được nhận liên kết từ các diễn đàn từ tầng 3 trỏ về. Blog vệ tinh có ưu điểm là ta dễ dàng xây dựng và kiểm soát được liên kết một cách bền vững và lâu dài.
Tầng 3: Là tầng quan trọng hơn tầng 4, thường là các bài viết trên các diễn đàn uy tín để trỏ về tầng 2.
Tầng 4: Là tầng kém quan trọng nhất, thường sẽ là các liên kết từ mạng xã hội để phát huy ưu điểm đi được nhiều liên kết sang cho tầng 3.
Ưu điểm mô hình Kim Tự Tháp
- Hạn chế được rủi ro từ những bài viết Spam ở các mạng xã hội, diễn đàn.
- Được bọc lót khá tốt từ Tầng 2, là Blog vệ tinh, kiểm soát được chất lượng, số lượng liên kết.
- SEO ổn dịnh, bền vững, lâu dài. Khó bị Google trừng phạt.
Lưu ý; Khi thực hiện xây dựng liên kết nội bộ bằng mô hình kim tự tháp thì bạn cần phải chú ý các trang hay bài viết cần SEO chính không được phép trỏ link ngược lại trang bài viết bổ trợ và đi link từ tầng thấp nhất đi lên.

4. Phương pháp triển khai liên kết nội bộ hiệu quả

Để xây dựng được liên kết nội bộ hiệu quả bạn càn phải thực hiện 5 bước sau:
Bước 1:  Sao chép (copy) tất cả các đường dẫn (url, link) của các trang hay bài viết trong website chúng ta.
Bước 2: Xác định bài viết nào bạn đang cần SEO, cần đưa lên Top Google và các trang hay bài viết dùng để bổ trợ từ đó lập 1 bảng thống kê các từ khóa chính và phụ.
Bước 3: Bắt đầu tiến hành việc đi link về các trang hay bài viết bạn cần SEO.
Bước 4: Tiếp tục với việc đi link giữa các trang, nhưng lần này là đi link giữa các trang hay bài viết bổ trợ, và nhớ rằng đây là quá trình 2 chiều.
Bước 5: Tiến hành làm công tác cuối với việc kiểm tra lại toàn bộ các đường link giữa các trang hay bài viết bổ trợ.


Trên đây là tôi đã giới thiệu về liên kết nội bộ và phương pháp triển khai liên kết nội bộ hiệu quả. Hy vọng rằng với những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn xây dựng quá trình SEO trở nên hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công.

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Bài tiếp
« Prev Post
Bài sau
Next Post »