Một Vài Thủ Thuật Hay Trên Facebook Có Thể Bạn Chưa Biết

Mạng xã hội Facebook đã quá quen thuộc với mọi người, nếu là người thường xuyên sử dụng Internet chắc hẳn bạn cũng có một tài khoản Facebook cho riêng mình để giữ liên lạc với bạn bè, người thân; kết bạn với những người bạn mới, theo dõi thông tin của những người nổi tiếng mà mình quan tâm… và thậm chí là kinh doanh trên facebook.

Tuy nhiên không phải tất cả các tính năng của Facebook đã được bạn biết đến và khai thác triệt để. Dưới đây là một số thủ thuật hay trên Facebook hữu ích có thể bạn chưa biết.

1. Chuyển tiếp tin nhắn.

Nếu bạn đang có một cuộc trò chuyện với một người bạn và muốn chuyển tiếp cuộc hội thoại này cho một số người liên quan trên Facebook, bạn có thể chuyển tiếp những tin nhắn trong cuộc hội thoại tới những người này, thay vì copy nội dụng rồi gửi riêng đến từng người.


Để làm việc này bạn mở tin nhắn muốn chuyển tiếp, nhấn vào biểu tượng bánh xe Action/Forward Messages…

Tick chọn những tin nhắn trong cuộc hội thoại, nhấn Forward, rồi chọn danh sách những người bạn nhận tin nhắn.

Trong lúc này, bạn có thể đính kèm thêm các file tài liệu hay file ảnh gửi kèm. Cuối cùng nhấn Send để forward tin đi.

2. Sử dụng View As để xem thông tin Facebook của chính mình.

Có bao giờ bạn tự hỏi những người bạn trong danh sách bạn bè của mình sẽ thấy hồ sơ và giao diện Timeline của mình thế nào? Bạn có thể tự mình xem những thông tin này thông qua chức năng View As…


Tại trang cá nhân của mình, bạn nhấn vào biểu tượng hình răng cưa, chọn View As… Lúc này, trang cá nhân của bạn sẽ được chuyển tới giao diện mà một người dùng bình thường nhìn thấy được khi họ chưa Add friend với bạn.


Bạn nhấn vào View as Specific Person rồi gõ tên một ai đó trong danh sách bạn bè của mình. Giao diện lúc này sẽ hiện ra giao diện Timeline và hồ sơ của bạn dưới tài khoản của một người khác.

3. Hiển thị offline với một vài người trong chatbox.

Chức năng chat trong Facebook giúp bạn trò chuyện nhanh với những người bạn của mình nhưng vì một vài lý do gì đó bạn không muốn trò chuyện với một vài người và muốn nick của mình luôn ở trạng thái offline đối với họ.


Trong hộp thoại chat bên phải, bạn nhấn vào biểu tượng răng cưa/Advanced Settings…




Tick chọn Turn on chat for all friends except... (Bật tính năng chat với mọi người bạn, ngoại trừ…) rồi gõ tên những người mà bạn không muốn họ thấy mình khi bạn online chat. Trong trường hợp ngược lại, bạn muốn offline với đa số người bạn trong danh sách chatbox và chỉ muốn hiện online với một vài người bạn thân thiết thôi thì bạn tick chọn Turn on chat for only some friends... và rồi cũng gõ tên những người muốn hiện online.


4. Lên lịch cập nhật status trong Fanpage

Nếu bạn đang quản lý một fanpage Facebook, nhưng không có nhiều thời gian online để cập nhật thông tin cho fanpage của mình thì hãy sử dụng tính năng Schedule để lên lịch tự động cập nhật status, post hình ảnh, video lên fanpage.


Trong khung soạn thảo nội dung Status bạn hãy nhập nội dung cần post, rồi nhấn chọn biểu tượng đồng hồ(Schedule or backdate your post), điền thời gian cập nhật status.

5. Quản lý thẻ (tag)

Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp bị tag (gắn thẻ) vào một tấm hình hay vào một status mà bạn không hề muốn không? Chắc hẳn bạn đã rất nhiều lần rơi vào trường hợp này và hiểu được nỗi khó chịu của bạn khi phải vào từng tấm hình, status để gỡ tag. Thật không hay khi bạn bè của bạn thấy tên bạn xuất hiện trong những tấm ảnh quảng cáo hay những bài spam vớ vẩn.


Trên thanh điều hướng Facebook, bạn nhấn vào biểu tượng ổ khóa Privacy Shortcuts/See More Settings, nhấn tab Timeline and Tagging Settings, Tại dòng Review tags people add to your own posts before the tags appear on Facebook? (Kiểm tra các thẻ được gắn trước khi cho chúng xuất hiện trên Timeline). Bạn bật tính năng lọc tag này.


Như vậy, mỗi khi có người nào đó tag bạn vào bài viết của họ, bạn sẽ nhận được tin nhắn hỏi xem bạn có muốn chúng xuất hiện trên Timeline của mình không. Nếu không muốn, bạn nhấn Hide để ẩn chúng đi. Và sẽ không ai thấy những tag này trên Timeline của bạn.


6. Tắt âm thanh thông báo mới

Mới đây, Facebook đã bổ sung tính năng phát âm thanh khi có notification. Tuy nhiên, tính năng này có thể sẽ làm sao lãng công việc hiện tại của bạn, cũng như làm phiền mọi người xung quanh. Do đó, người dùng có thể tắt nó đi bằng cách vào thẻ Notifications, nhấn "On Facebook" trong nhóm "How You Get Notifications", bỏ dấu chọn trước "Play a sound when each new notification is received", nhấn "Save Changes".


Hy vọng với một vài tính năng kể trên, bạn sẽ sử dụng Facebook linh hoạt hơn và kết nối với những người bạn mình từng giây, từng phút trong thời đại thông tin này.

Những bạn nào muốn khởi nghiệp kinh doanh trên facebook có thể tham gia Khóa học Bán hàng online hiệu quả với 2 nội dung học là thiết kế website bán hàng và Bán hàng qua mạng xã hội với chi phí khá thấp chỉ 500 ngàn.

Xem chi tiết nội dung Khóa học Bán hàng online hiệu quả tại đây:
http://www.hocmarketingonline.vn/khoa-hoc-ban-hang-online-tai-nha

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC MARKETING ONLINE

Đăng ký  ngay

Giải Pháp Marketing Online Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Tiềm lực tài chính hay nhân sự của bạn không mạnh, bạn không có nhiều tiền mặt dành cho ngân sách marketing và bạn đang cố gắng làm marketing online, đừng quá lo lắng bởi vì cũng có nhiều công ty đã thành công mà không phải tốn quá nhiều tiền.



Dưới đây là một số ý tưởng marketing online dành cho doanh nghiệp nhỏ, hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí.

1. Tối ưu hóa website cho Search Engine

Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên internet và thống trị ở Việt Nam, vậy tại sao bạn không tận dụng nó. Thông qua SEO bạn có thể xếp hạng website cao hơn trong Google và nhận được nhiều visitor hơn.

Cách thứ nhất để làm SEO là trả tiền cho các công ty SEO, nhưng bạn biết là sẽ rất tốn tiền. Thêm nữa nếu như bạn không có hiểu biết về SEO sẽ rất khó để kiểm soát, nếu các công ty SEO sử dụng Blackhat SEO thì website của bạn có thể sẽ lên top rất nhanh nhưng kết quả không bền vững và có thể gây hại đến website cũng như uy tín, thương hiệu của bạn trên Internet.

Cách thứ 2 là chính bạn tự học và làm SEO. Trên Internet hiện nay không thiếu gì các trang web, các diễn đàn, hay những cộng đồng, group, fanpage trên các mạng xã hội chia sẻ về các kiến thức SEO cũng như kinh nghiệm làm SEO rất chi tiết và bài bản. Bạn hoàn toàn có thể tự học SEO và làm SEO rất tốt.

2. Xây dựng một blog

Không quan trọng loại hình kinh doanh bạn đang làm là gì, bạn vẫn có thể có một blog. Một blog có thể tạo ra khoảng 70% traffic hàng tháng cho website. Lượng traffic này sau đó có thể chuyển đổi tới bộ phận sale để tiếp nhận và bám sát sau đó trở thành khách hàng.


Hãy viết nội dung blog thật giá trị và nhớ là đừng PR quá mức, không nhất thiết các bài viết lúc nào cũng phải đề cập tới sản phẩm, dịch vụ của công ty. Thay vào đó hãy chia sẻ những kinh nghiệm hay kiến thức hay để thu hút độc giả của bạn.

Tạo nên quá trình giao tiếp với cộng đồng visitor bằng cách comment phản hồi lại những comment trên blog.

3. Comment trên blog, website khác

Một cách để làm cho website của bạn phổ biến đó là comment trên những blog khác. Để làm việc này bạn chỉ cần suy nghĩ và để lại comment trên những blog liên quan với website của bạn, những comment thật sâu sắc và ý nghĩa.

Nếu mọi người cảm thấy comment của bạn chi tiết và sâu sắc họ sẽ chú ý theo dõi comment và thông thường họ cũng click vào đường link để tới website ( Khi bạn để lại một comment trên 1 blog, thông thường họ sẽ hỏi URL của website bạn là gì?).

Mặc dù kỹ thuật này trông có vẻ đơn giản, nhưng nó rất là hiệu quả.

4. Tận dụng mạng xã hội

Những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Google plus, Twitter là những nơi bạn cần tận dụng. Tạo profile trên những site đó sẽ là cách có được nguồn traffic cực tốt và cũng là cơ hội mới để bạn tìm thấy khách hàng.


Bằng cách chia sẻ nội dung giá trị bạn tìm thấy trong quá trình lướt web và tham gia mạng xã hội, bạn có thể nhanh chóng xây dựng độ phổ biến cho profile của mình. Chìa khóa là nên kiên nhẫn, nó có thể mất vài tháng trước khi profile mạng xã hội của bạn trở nên thực sự phổ biến.

Điều giá trị nhất là cách làm này không hề tốn chi phí như những kênh khác.

5. Trở thành tác giả cho blog khác

Một các dễ dàng khác để quảng bá website là viết blog post trên những blog khác. Nếu bạn viết blog post trên website khác nó không chỉ giúp bạn trong việc có traffic, quảng bá thương hiệu mà bạn cũng sẽ nhận được liên kết (backlink) sẽ giúp tăng hiệu quả SEO.

Bạn có thể liên hệ những blog phổ biến trong thị trường, lĩnh vực của bạn để đề nghị viết guess blog. Một điều tất yếu mà tất cả blog đều muốn đó là có nhiều nội dung giá trị.

6. Miễn phí 1, để bán 10

Một trong những thứ được coi là văn hoá của Internet là "miễn phí". Hãy thu hút khách hàng bằng cách hãy cho họ một số thứ miễn phí và bán một số dịch vụ gia tăng.

Tạo các form đăng ký nhận ưu đãi hay miễn phí trên website của bạn vừa giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website vừa là cách tuyệt vời để thu thập thông tin khách hàng. Cơ sở cho chiến dịch Email marketing sau này của bạn.

7. Tạo sự tin tưởng

Trên Internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Sự tin tưởng đôi khi phải mất một quá trình xây dựng rất lâu mới có thể có được. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể xây dựng niềm tin cho khách hàng ngay khi mới thành lập.


Với một website thương mại, bạn hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng và bảo hành đầy đủ.

Trích dẫn một vài nhận xét tốt của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đưa ra những cam kết mạnh mẽ đảm bảo cho quyền lợi của khách hàng.

8. Áp dụng nguyên tắc kéo và đẩy

Hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng những nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những thông tin có chất lượng cao đến họ một cách thường xuyên qua email.

Khi thu thập và gửi email cho khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều: một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về email của khách hàng.

Trên tất cả, điều quan trọng trong kinh doanh là hãy hướng đến khách hàng nhiều hơn. Đừng chỉ nghĩ đến lợi nhuận đầu tiên. Và hãy kiên trì, thực hiện từ những công việc nhỏ nhất nhưng ý nghĩa của nó không hề nhỏ, nhất định bạn sẽ tạo được một danh tiếng tuyệt vời trên Internet.

Bạn đang cần một giải pháp Marketing online tổng thể cho doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại liên hệ với MOA, chúng tôi vinh dự được chia sẻ cùng bạn


10 Câu Hỏi Các SEOer Thường Thắc Mắc

SEO là một quá trình nỗ lực và cải thiện không ngừng của SEOer để các từ khóa không chỉ mau chóng lên top mà còn phải "ngự trị" trên top bền vững. Đôi khi làm quá nhiều việc khiến cho các SEOer bị "tung hỏa mù" và không còn định hình được là việc gì là tốt và không tốt cho SEO.

Cho dù là người mới vào nghề sau khi học seo website hay thậm chí là người đã chinh chiến nhiều năm trên các "chiến trường SEO" nhưng đôi khi nhiều SEOer vẫn thắc mắc liệu hành động này hay cách làm này có thực sự tốt cho SEO.

Hôm nay mình xin chia sẻ một số câu hỏi mà các SEOer hay thắc mắc trong quá trình làm SEO. Các câu hỏi này được thu thập từ các cộng đồng, mạng xã hội, diễn đàn mà các SEOer đã chia sẻ và một chuyên gia sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này của các SEOer. Xin chia sẻ lại cùng các bạn.


1. Có quá nhiều link từ cùng 1 domain trỏ tới site của tôi liệu có tốt hay không?

Bạn có thể sẽ nghĩ: Google có thể nghi ngờ đây là kết quả của việc sử dụng site vệ tinh và sẽ trừng phạt bạn. Sự thực không đáng sợ như vậy trừ khi các link đó đến từ các nguồn kém chất lượng (như những trang spam hay những site chuyên mua bán link).

Cũng không có gì phải lo lắng nếu bạn có 80.000 link trỏ tới bạn từ duy nhất 1 domain. Sẽ không có gì nguy hại đến công tác SEO của bạn nếu các link đó tồn tại một cách tự nhiên, hợp lý (từ 1 website có tên tuổi, hoạt động trong cùng lĩnh vực với bạn). Thậm chí nó sẽ mang lại ranking rất tốt cho bạn.

Vậy bạn đã biết cách để trỏ thật nhiều link tới site của mình mà vẫn tốt cho SEO rồi chứ.

2. Ai đó xây dựng spam links tới site của bạn?

Đừng quá lo lắng. Nếu bạn đã xây dựng được một website chất lượng với những nội dung hữu ích, hệ thống backlink chất lượng tức là bạn đã tạo được một thương hiệu trên Internet. Và Google dễ dàng để nhận thấy điều này. Do vậy, dù có ai đó muốn chơi xấu để hạ bệ bạn bằng cách trỏ link từ những trang kém chất lượng tới site của bạn thì cũng không có ý nghĩa gì.

Tin tôi đi, Google rất thông minh, nó không chỉ là một cỗ máy chỉ biết đọc những cái hiện hữu trước mặt, mà Google thực sự như một con người, có những cái nhìn sâu sắc và biết phân tích mọi vấn đề dựa trên chuỗi hoạt động tiểu sử.

Do đó, đừng quan tâm người khác sẽ làm gì với bạn mà chỉ cần chú tâm xây dựng hệ thống của bạn thật tốt là được.


3. Mật độ từ khóa của tôi quá cao?

Có bạn hỏi rằng "Tôi đã nghe nhiều về hậu quả của việc nhồi nhét từ khóa, đặc biệt kể từ khi Penguin ra đời. Vậy tóm lại, quá nhiều từ khóa có nguy hiểm không?"

Rõ ràng là có nhiều từ khóa trong một bài viết sẽ giúp Google dễ dàng suy ra chủ đề bài viết đó là gì. Nhưng nếu quá lạm dụng để qua mắt Google sẽ vừa gây khó chịu cho người đọc vừa khó tránh khỏi hình phạt từ những thuật toán.

Thực chất, con số % mật độ từ khóa hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung bài viết và lĩnh vực mà bài viết đang hướng tới, vì vậy hoàn toàn không có một con số chuẩn cho toàn bộ các website.

Nhiều năm trước, nhiều người đã nghiên cứu và đồng ý rằng con số 2.78% là một tỷ lệ tuyệt vời. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu bạn quan tâm đến một con số nhất định nào đó.

Nếu bạn viết nội dung thật tự nhiên, hướng 100% đến người đọc, bạn không có gì phải lo lắng. Miễn là các từ khóa của bạn được nhắc lại một cách hoàn toàn tự nhiên thì cho dù mật độ từ khóa của bạn là 6-7% hay chỉ 1-2% thì nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả SEO của bạn. Điều quan trọng là nội dung của bạn vẫn được khán giả đánh giá cao. Đó mới là điều Google thực sự quan tâm.

4. Nội dung trang của bạn bị sao chép và public lên ở một trang nào đó

Điều này có nghĩa là nội dung bạn viết ra có giá trị, người đọc thấy hữu ích và public nó lên các trang khác để chia sẻ với mọi người. Bạn nên cảm thấy tự hào về điều này.

Tuy nhiên có nhiều bạn lo lắng rằng: có nhiều người sao chép bài của bạn đưa lên web của họ mà không để nguồn bài viết từ web của bạn, như vậy liệu google có hiều nhầm đó là bài viết của họ. Hay có người sao chép bài viết của bạn và đăng lên những trang kém chất lượng thì liệu có làm giảm giá trị bài viết của bạn. Bạn hoàn toàn không phải lo lắng những vấn đề này.

Khi bạn đăng bài và submit với google, nghiễm nhiêm bài viết của bạn đã được ghi vào bộ nhớ của google và xác nhận bạn là chủ nhân bài viết. Và cho dù bài viết của bạn có được đăng ở đâu đi nữa thì google cũng sẽ không phạt bạn vì điều này bởi điều quan trọng nhất là nội dung bài viết của bạn đã được google xác nhận.



5. Vì tôi sử dụng Google Analytics nên Google sẽ biết mọi thứ về trang web của tôi. Họ sẽ thấy tôi có tỷ lệ bounce rate (tỷ lệ thoát) cao, thời gian người dùng ở trên trang web ngắn. Liệu họ có phạt tôi vì điều đó?

Google đã cam kết rằng 2 đội đặc nhiệm của họ là Google Webspam Team và Search Quality Team sẽ không lấy dữ liệu trực tiếp từ Google Analytics. Nói chung họ sẽ sử dụng nó để lấy những dữ liệu cần thiết nhưng họ chắc chắn sẽ không làm việc theo kiểu "Oh, hãy túm lấy anh chàng này, có vẻ người đọc không thích website của anh ta. Nhìn xem, bounce rate thì cao trong khi thờ gian lưu lại site thì quá thấp".

Hãy tưởng tượng nếu trang web của bạn phục vụ người dùng tốt, nếu bạn mang đến cho người đọc một câu trả lời ngắn gọn, chính xác giúp người dùng nhanh chóng tìm ra câu trả lời thì tỷ lệ bounce rate của bạn chắc chắn sẽ rất cao trong khi thời gian lưu lại trên site lại cực thấp. Vì vậy đừng quá lo lắng về những con số này, cũng đừng lo sợ Google sẽ nhìn vào những con số này để phạt bạn.

6. Nếu link của tôi có vẻ đến từ việc trao đổi link?

Ví dụ tôi link đến 1 website và họ link trở lại tôi. Liệu có trái với quy định của Google và những link đó liệu có mất giá trị?

Tôi nên làm gì nếu New York Times link đến tôi và tôi muốn link trở lại bài viết đó để người đọc khi ghé thăm website sẽ biết New York Times đã viết gì về tôi. Nhưng tôi không muốn bị coi là đi trao đổi link.

Bạn không cần lo lắng về việc đó. Cho đến bây giờ việc trao đổi link nhằm mục đích ranking vẫn còn tốn tại và Google không khó để phát hiện ra điều đó. Nhưng nếu mục đích của bạn chỉ là để share lại những gì người khác nói về bạn, thì đó là hoàn toàn bình thường. Google rất hiểu vấn đề mà.



7. Anchor text của tôi không có chứa từ khóa

Bạn có một trang web và muốn anchor text trỏ tới trang web của bạn phải có chứa từ khóa. Nhưng nếu đặt từ khóa như thế thì bài viết sẽ không được tự nhiên, người dùng có thể không thích và sẽ không click vào nó.

Đúng vậy, thực tế, việc lạm dụng keyword trong anchor text đang được Google xem xét kỹ hơn. Họ coi việc đó là không bình thường. Vì vậy hãy đặt anchor text sao cho nó phù hợp với nội dung, đem lại sự dễ chịu cho người đọc với một anchor text có ý nghĩa.

8. Tôi đặt link trong phần footer của website. Liệu nó có ảnh hưởng xấu tới tôi?

Tôi đã nghe nhiều điều không hay về footer links. Trong phần lớn trường hợp nó không phải là vấn đề nếu nó phục vụ người đọc. Link trên footer nên dài, có nội dung và mang đến những bài viết chất lượng cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng footer, đặt một tấn link lên đó với anchor text trùng 100% với keyword, Google chắc chắn sẽ hỏi thăm bạn.

Tóm lại, việc đặt link trên footer không phải là xấu nếu như bạn sử dụng vừa phải và quan trọng nhất vẫn là chất lượng link.

9. URL của tôi không chứa keyword, liệu nó có ảnh hưởng xấu đến ranking của tôi?

Hãy nhìn những url thế này: /123 hay /?ide=7. Nó có phải là vấn đề đáng lo ngại. Đương nhiên nếu URL của bạn chứa keyword và tĩnh thì thật là tuyệt vời. Như thế là tốt nhất vì khi ai đó đọc URL của bạn offline, hay thấy chúng trong 1 cái email hay 1 cái tweet thì họ sẽ biết được trên trang của bạn có nội dung gì và đó là điều tuyệt vời để giúp tìm đến trang của bạn.

Tuy nhiên, nếu URL của bạn không có keyword cũng không ngăn cản bạn có ranking cao. Sự thật là bạn có thể thấy có hàng tá trang web không có keyword trong URL nhưng vẫn đứng top 1 đều đều.



10. Vậy còn về link bait?

Link bait là bất cứ nội dung hay chi tiết nào trong một website được thiết kế đặc biệt để thu hút sự chú ý hoặc khuyến khích mọi người link đến website đó (có thể là tin tức, hài hước hay tài nguyên, .....). Theo Matt Cutts, link bait là những thứ "hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút sự chú ý người đọc".

Bạn lo lắng về những bài viết hay video không liên quan đến nội dung của website của bạn nhưng chắc chắn thu hút người đọc. Bạn sợ rằng Google sẽ "bỏ tù" website của bạn vì họ không thích những nội dung không liên quan.

Không phải vậy. Cả Google và Bing đều tuyên bố rõ ràng rằng: họ yêu thích điều này kể cả khi bài viết liên quan rất ít đến nội dung còn lại của toàn website. Thực tế đây là một cách rất tốt để thu hút sự chú ý của khán giả trên các trang mạng xã hội, làm tăng view nhanh chóng và PR của bạn cũng sẽ được tăng lên.
Nó cũng là cách tuyệt vời để khán giả nhớ đến thương hiệu của bạn

Không biết đây cũng có phải là thắc mắc của các bạn. Nếu có thì hy vọng bài viết này sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn.

Chúc các bạn thành công !

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC MARKETING ONLINE

Đăng ký  ngay