Chuyện "Thằng Bờm" - và bài học về thương thuyết

Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi một xâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi Bờm cười
Chỉ vỏn vẹn 10 câu thơ, nhưng lại cho ta nhiều bài học về thương thuyết tuyệt vời.


1. Biết mình có gì

Câu đầu tiên đã đặt vấn đề một cách tuyệt vời! Thằng Bờm có cái quạt mo, nó có vật để thương thuyết! Bạn cho là quá đơn giản ư? Không đâu. Biết được mình có gì, lợi thế của mình là gì bạn mới có "vốn" mà thuyết phục. Trong câu thơ đầu tiên, “quạt” tượng trưng cho vật sẽ trao đổi, rất rõ ràng. “Mo” tượng trưng cho công nghệ đích xác sẽ được mua!

2. Tôn trọng đối phương

Đến câu: “Phú ông xin đổi…” lại còn tuyệt vời hơn! Các bạn chắc không mường tượng được quyền thế của một phú ông ngày xưa. Vậy mà ông ấy không đòi, không muốn, không bắt, không trịch thượng hoặc dùng quyền thế, mà lại xin đổi. Phải coi đây là một cử chỉ có tính cách nể nang. Khi bạn thương thuyết với ai, bạn nhớ phải tôn trọng đối phương, bằng không sẽ thất bại. Ôi bài học quý giá!

3. Rà soát đối phương

Phú ông rất sắc sảo khi bắt đầu rà soát, tiếng Anh gọi là “scan”. Ông hỏi Bờm có thích trâu bò là súc vật đồng áng, cá mè là lương thực, gỗ lim là vật tượng trưng cho xây cất, chim đồi mồi tượng trưng cho một tác phẩm nghệ thuật.

4. Kết thúc trong vui vẻ

Rồi đến khi nghe thấy xôi, Bờm trúng ý, Bờm cười! Một cuộc thương thuyết phải kết thúc trong sự vui vẻ, đôi bên đều thấy có lợi, tiếng anh gọi là “win – win”

5. Đừng quá tham lam

Hơn thế nữa, bất thình lình đang nói chuyện số lượng 3 bò 9 trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim… nhưng rồi chỉ cần một nắm xôi…Thằng Bờm dạy cho ta bài học đừng đòi hỏi quá nhiều, nên tìm số lượng tương đương, nếu có lãi thì cũng nên nhẹ tay thôi. Chúng ta phải nhìn nhận trong cả cuộc thương thuyết, nắm xôi và cái quạt mo là hai vật tương đương giá trị… Giữ lòng người, không ác tâm mới là thượng sách. Cũng vì vậy mà có sự tươi cười nhẹ nhàng, đôi khi chất phác để đi tới kết quả.

6. Một kết quả tốt và một tri kỉ tốt

Chắc chắn Bờm và Phú ông đã trở thành hai người bạn, dù có sự chênh lệch xã hội giữa hai người. Người ta mường tượng được rằng Phú ông sẽ nói: “Bờm ơi, nếu còn cái quạt mo nào nữa thì lại gọi cho ông nhé!”. Còn Bờm thì trả lời: “Còn xôi thì còn quạt mo, còn Bờm cười, Phú ông ạ!”.

Tạm gọi thế là tri kỷ!

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Bài tiếp
« Prev Post
Bài sau
Next Post »

7 nhận xét

nhận xét
lúc 09:03 23 tháng 7, 2015 delete

Câu chuyện thằng bườm và bài học về thương thuyết thật sự rất hay và bổ ích, từ câu chuyện có thể liên tưởng và áp dụng cho kinh doanh rất hiệu quả

Reply
avatar
lúc 09:11 23 tháng 7, 2015 delete

Câu chuyện thương thuyết rất có ý nghĩa để áp dụng trong kinh doanh hiện đại

Reply
avatar
lúc 09:41 23 tháng 7, 2015 delete

Có thể vận dụng câu chuyện thằng bườm và bài học về thương thuyết để đưa ra cách nhìn nhận từ kinh doanh như vậy là rất hay. Lấy câu chuyện gần gũi như vậy thật hay

Reply
avatar
lúc 21:49 24 tháng 7, 2015 delete

chuyện " thằng Bờm" và những bài học về thương thuyết, xưa nay vốn dĩ cho rằng là câu chuyện dân gian vui tai, cho rằng thắng bờm thật ngốc, bây giờ thì thấy là bài học kinh doanh

Reply
avatar
lúc 09:04 28 tháng 7, 2015 delete

Câu chuyện thằng bườm và bài học về thương thuyết thật sự rất hay và bổ ích, từ câu chuyện có thể liên tưởng và áp dụng cho kinh doanh rất hiệu quả

Reply
avatar
lúc 14:50 6 tháng 8, 2015 delete

Vận dụng câu chuyện dân gian "Thằng bờm" để nói về cách ứng xử trong kinh doanh đúng là độc đáo và mới lạ, bên cạnh còn mang lại những thông tin bổ ích và thú vị nữa.
Cám ơn add nhiều.

Reply
avatar
Tam
lúc 15:51 3 tháng 12, 2015 delete

Vận dụng câu chuyện dân gian "Thằng bờm" để nói về cách ứng xử trong kinh doanh đúng là độc đáo và mới lạ, cho kinh doanh rất hiệu quả

Reply
avatar